.
.

.

“Vì thấy tên tao là Phạm Văn Khoa”


Đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa, được Nhà nước phong tặng Nghệ sĩ nhân dân ngay đợt đầu, cũng là người nhận giải thưởng Văn học Hồ Chí Minh đầu tiên năm 2000. Ông sinh ngày 5/4/1913 tại làng Đông Tạ, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo- TP Hải Phòng trong một gia đình nông dân, nhà đông con. 

Ông có ý chí tự học và sớm tham gia cách mạng. Là đạo diễn của các phim nổi tiếng như: “Biển động”, “Chung một dòng sông” và các phim sân khấu: “Quan Âm Thị Kính”, “Đô đốc Bùi Thị Xuân”, “Thái Hậu Dương Vân Nga”. Bộ phim “Chị Dậu” (dựa theo tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố) được 1 trong 4 giải chính ở liên hoan phim Năng-tơ (Pháp), phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” (dựa theo tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao) được mời sang dự liên hoan phim Hô-nô-lu-lu (Mỹ). 2 bộ phim này đều do ông đạo diễn và được khán giả trong và ngoài nước đánh giá cao. Lúc ấy Phạm Văn Khoa đã ngoài 70 tuổi, vui nên ông cảm thấy như trẻ hẳn lại.

Phạm Văn Khoa là một đạo diễn điện ảnh được nhiều tầng lớp nông dân cả nước thuộc tên, biết tiếng. Một lần ông về Phú Thọ làm phim, khi đi chọn cảnh “Vùng Ao Trâu”, bà trưởng cửa hàng ăn uống cho đoàn làm phim ăn uống một bữa rất ngon chỉ vì biết đoàn làm phim của ông

Phạm Văn Khoa và không lấy tiền. Bà cửa hàng chiêu đãi vậy để lấy cớ xem mặt ông đạo diễn và các cộng sự của ông.

Lần khác, Phạm Văn Khoa kể với đạo diễn Trần Đắc (Báo Văn nghệ 7/12/1992). Năm đó, trên đường vào Nghệ An, dừng lại ăn xôi chè, Phạm Văn Khoa quên ví tiền ở Hà Nội. Đành viết mấy chữ xin trả tiền bà chủ lần sau, nhưng chủ hàng nhất định không chịu nhận, vì thấy tên chữ ký là đạo diễn Phạm Văn Khoa.

Thế rồi, hứng lên, Phạm Văn Khoa thổ lộ một điều mà ông giữ kín bấy lâu, giờ mới “khoe” với đạo diễn Trần Đắc: “Có lần cụ Thọ (tức đồng chí Lê Đức Thọ, lúc bấy giờ là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương) gọi tao đến, bảo rất quan tâm, muốn xếp vào một chân lãnh đạo ở đâu đó, nhưng tao cảm ơn, và chỉ xin làm đạo diễn điện ảnh cho đến chết”.

Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Phạm Văn Khoa đã thực hiện đúng như mong ước của mình. Ông chỉ ham mê công tác điện ảnh suốt đời, chứ không mong muốn gì hơn. Con người ấy đã dâng hiến cho đời trên 50 bộ phim giải vàng, giải bạc trong và ngoài nước đủ cả. Ông mất tại Hà Nội ngày 28/10/1992.

LÊ HỒNG BẢO UYÊN

Sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Bảo, nhưng có lẽ nhiều người thuộc thế hệ trẻ bây giờ cũng không biết tới ông. Ngay cả bản thân tôi cũng vậy, chỉ khi đọc bài viết này tôi mới sực tỉnh, và niềm tự hào về mảnh đất, con người Vĩnh Bảo lại nổi lên. Tôi đã quyết tâm tìm, và đọc về ông, và càng bất ngờ hơn nữa khi biết ông lại là đạo diễn của những bộ phim đã gắn liền với làng quê Việt Nam những năm thời phong kiến, mà khi nhắc đến chắc hẳn ai cũng phải ồ lên như phim “Chị Dậu”, “Làng Vũ Đại ngày ấy”.

Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa

Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa

Phạm Văn Khoa

Phạm Văn Khoa (15 tháng 3 năm 1913 – 24 tháng 10 năm 1992) là đạo diễn lão thành của điện ảnh cách mạng Việt Nam, giám đốc đầu tiên của Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam(1953), nguyên giám đốc Hãng Phim truyện Việt Nam. Ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (đợt 1 – 1984) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007).

Ông sinh trong một gia đình trung nông tại Đông Tạ, Tân Hưng, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ và cách mạng từ sớm. Năm 1937, ông hoạt động trong Hội Truyền bá Quốc Ngữ, là giảng viên Pháp văn, Hoa văn. Ông từng tham gia đoàn kịch Thế Lữ (với Thế Lữ, Song Kim, Phạm Văn Đôn, Trịnh Như Lương, Trần Đình Thọ…), từng đóng trong các vở Lọ vàng (phỏng theo Lão hà tiện của Molière), Khóc lên tiếng cười (Bùi Huy Phồn). Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1942.

Sau Cách mạng tháng 8, ông cùng Đặng Thai Mai đứng ra thành lập Ban kịch Hoa Lan, từng công diễn vở Lôi Vũ (Tào Ngu). Kháng chiến bùng nổ, ông tiếp tục tham gia Đoàn kịch Chiến thắng cùng Thế Lữ, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ, Song Kim… đi lưu diễn, phục vụ kháng chiến. Tại an toàn khu, ông được cử làm chủ nhiệm tờ báo Cờ giải phóng. Thời gian sau, ở chiến khu Việt Bắc, ông làm việc ở Báo Sự thật – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông còn là uỷ viên thường vụ Đoàn sân khấu Việt Nam.

Sau khi điện ảnh cách mạng Việt Nam thành lập (15-3-1953), ông giữ chức Giám đốc Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam, kiêm tổng biên tập tờ báo Điện ảnh. Sau đó, ông làm giám đốc Xưởng phim Việt Nam, Xưởng Phim truyện Việt Nam (tách ra từ Xưởng Phim Việt Nam, hiện nay tên là Hãng phim truyện Việt Nam) từ 1956 đến 1959. Ông chính là một trong những người góp công đầu trong việc xây dựng nền điện ảnh cách mạng Việt Nam sau này. Trước khi ngành điện ảnh thành lập, ông đã cùng một số nhà điện ảnh Trung Quốc thực hiện bộ phim tài liệu nghệ thuật Việt Nam kháng chiến. Năm 1955, ông lại cùng đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô Roman Karmen thực hiện bộ phim tài liệu Việt Nam trên đường thắng lợi (được biết với tên gọi Việt Nam sau này).

Năm 1958, ông bắt đầu sự nghiệp đạo diễn bằng bộ phim hài Vườn cam. Những năm sau đó ông thực hiện hàng loạt bộ phim như: Lửa trung tuyến (1961, cùng làm với Lê Minh Hiến), Lửa rừng (1966), Lửa (1969), Sau cơn bão (1970), Kén rể (1975), Khôn dại (1976), Chị Dậu (1980), Làng Vũ Đại ngày ấy (1983), Sẽ đến một tình yêu (1983)… Năm 1984, ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt 1. Năm 1985, ông nhận Huân chương Độc lập hạng 3.
Gia đình ông đều hoạt động nghệ thuật. Vợ ông là Bích Châu, diễn viên Nhà hát kịch Việt Nam. Con gái ông là Phạm Nhuệ Giang và con rể là Nguyễn Thanh Vân (con trai đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Hải Ninh) đều là đạo diễn điện ảnh.

Đạo diễn Phạm Văn Khoa mất vào ngày 24 tháng 10 năm 1992 tại Hà Nội, hưởng thọ 77 tuổi.

Tác phẩm

Sự nghiệp đạo diễn của ông bắt đầu từ bộ phim truyện Vườn cam năm 1958, phản ánh phong trào hợp tác xã nông nghiệp thời kỳ đó, phê phán những thói hư tật xấu, hủ tục lạc hậu, chậm tiến còn rơi rớt trong xã hội. Tiếp đó, ông thực hiện bộ ba phim về đề tài chiến tranh mang tên Lửa trung tuyến (1961), Lửa rừng (1966) và Lửa (1968). Chủ đề chính của loạt phim này là những người lính từ mặt trận trở về. Đặc biệt với Lửa trung tuyến (dựa theo truyện ngắn Cô Nhàn của Văn Dân), ông đã nhận được bằng khen thưởng của Hội Điện ảnh Liên Xô tại Liên hoan phim Quốc tế Matxcơva (1961), Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần II (1973).

Từ năm 1972, ông kết hợp với nhà biên kịch Duy Cường, tiếp tục thực hiện những bộ phim Sau cơn bão, Kén rể, Khôn dại. Trong những bộ phim này, ông đã sử dụng tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng của để đả kích những làm ăn bất chính, những phần tử lạc hậu, cán bộ tham nhũng, thoái hoá như Phó chủ nhiệm hợp tác xã trong Sau cơn bão, bà mẹ trong Kén rể hay lên án một số cán bộ kinh doanh nhà nước buôn gian bán lận, sống xa hoa trác táng trong Khôn dại. Hai bộ phim để lại ấn tượng nhất của ông chính là Chị Dậu (chuyển thể từ Tắt đèn của Ngô Tất Tố; Lê Vân đóng vai chính) và Làng Vũ Đại ngày ấy (chuyển thể từ Sống mòn, Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao), được khán giả đón nhận và ghi dấu ấn trong điện ảnh Việt Nam. Với Chị Dậu, ông đã nhận Huy chương vàng tại Liên hoan phim Nantes tại Pháp, hay phim Làng Vũ Đại ngày ấy của ông đã được gửi đi dự Liên hoan phim quốc tế ở Hawaii. Ngoài ra ông còn có các tác phẩm chuyển thể từ sân khấu như Thái hậu Dương Vân Nga, Đô đốc Bùi Thị Xuân.

Năm 2007, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước cho 3 tác phẩm: Lửa trung tuyến, Chị Dậu và Làng Vũ Đại ngày ấy.

Những phim đã thực hiện

Vườn cam (1958)

Lửa trung tuyến (1961)

Lửa rừng (1966)

Lửa (1969),

Sau cơn bão (1970),

Kén rể (1975),

Khôn dại (1976),

Chị Dậu (1980),

Làng Vũ Đại ngày ấy (1983),

Sẽ đến một tình yêu (1983)

Nhưng chiến sĩ thầm lặng (1984)

Theo Wikipedia

Bình luận

lượt bình luận

Bạn chấm mấy "sao" cho bài viết này?

  • Total Score 0%
User rating: 90.00% ( 1
votes )