.
.

.

Rơi nước mắt em bé mù lòa lần sờ trong bóng tối


Đến trường Tiểu học Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng, chúng tôi được cô Phạm Thị Mến – Hiệu trưởng nhà trường kể câu chuyện xúc động và xót thương về em Vũ Thị Lan học sinh lớp 3, mù mắt bẩm sinh, học giỏi sống trong gia đình nghèo khó.

Men theo con đường chất đầy rơm rạ và lầy lội sau cơn mưa của buổi chiều hè, chúng tôi tìm đến gia đình em Lan tại xóm 2, thôn Trúc Hiệp, khi Lan đang sờ lần gấp tờ tiền cùng mẹ trong căn nhà cấp 4 nóng bức, chật chội. Bỏ vội công việc, chị Tô Thị Chiều, mẹ em Lan quay sang tiếp chuyện chúng tôi. Nghe xong câu chuyện của người mẹ nghèo bất hạnh, chúng tôi càng thương xót cho Lan hơn khi nguy cơ hai mắt của em bị mù vĩnh viễn đang đến gần trước sự bất lực của cả gia đình và hai vợ chồng nông dân khốn khó.

Từ ánh mắt mù lòa vô hồn đáng thương của Lan…

Từ ánh mắt mù lòa vô hồn đáng thương của Lan…

Năm 2005 em Lan chào đời trong niềm vui và sự hạnh phúc của gia đình và dòng họ. Trước khi sinh, chị Chiều bị vỡ ối và sau khi Lan chào đời được 4 tiếng đồng hồ, toàn thân nóng sốt, co giật liên tục. Sau ba ngày cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh bảo, Lan được cứu sống. Từ đó hai mắt của Lan không còn khả năng nhìn được. Toàn bộ hai con ngươi và nhãn cầu có màu trắng đục và thường xuyên bị giật. Số tiền gia đình sau nhiều năm tích cóp đều giành cho việc chữa bệnh cho Lan. Hơn 2 năm nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng hai mắt của Lan nhìn thấy lờ mờ, 2/3 nhãn cầu bị chìm vào trong. 

…đến thành tích học tập đáng nể

…đến thành tích học tập đáng nể

Đến tuổi đi học, không có nơi nào nhận vì các cơ sở sợ không thể dạy được và khuyên gia đình cho Lan vào trường khiếm thị. Thương con, thương cháu, cả gia đình lại lặn lội đến xin với nhà trường. Không lỡ để học sinh địa phương đến tuổi không được cắp sách đến trường và trước sự hiếu học của Lan, cô Phạm Thị Mến – Hiệu trưởng đã nhận Lan vào học. 

Do hai mắt bị mùa lòa, nên mỗi khi ngồi vào bàn học, Lan không thể nhìn được chữ ở trên bảng, mặc dù nhà trường đã tạo điều kiện chỗ ngồi thuận lợi nhất. Khi viết, hai mắt của Lan gần như úp mặt vào quyển vở, lần sờ viết từng chữ khóc nhọc. Nếu viết được nét này thì nét kia lại hỏng do hai nhãn cầu của em bị giật, đặc biệt em không thể nhìn thẳng xuống vở mỗi khi viết. “Mỗi lần thấy con học bài, cả hai vợ chồng đều không dám nhìn, chỉ biết đứng quay mặt đi và khóc”- chị Chiều sụt sùi nói. 

Biết mình không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, nên Lan luôn ý thức được bản thân. Thương bố, thương mẹ đã vất vả sinh ra mình, nuôi lớn mình, giờ đây lại cực khổ phải vay chạy để chữa mắt luôn. Chính suy nghĩ đó là động lực giúp em vượt qua khó khăn, vượt qua sự hành hạ của bệnh tật vươn lên trong học tập. Mặc dù hai mắt bị lòa, nhưng Lan học rất giỏi và thông minh. Ba năm học qua, Lan đều đạt học sinh tiên tiến của trường và là tấm gương tiêu biểu trong phong trào vượt khó học giỏi của địa phương.
Mặc dù bị bệnh tật nhưng Lan luôn giúp bố mẹ từ việc nấu cơm, giặt quần áo đến việc làm nghề thủ công.

Mặc dù bị bệnh tật nhưng Lan luôn giúp bố mẹ từ việc nấu cơm, giặt quần áo đến việc làm nghề thủ công.

Trao đổi với chúng tôi, cô Phạm Thị Mến – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Em Lan là trường hợp đặc biệt của nhà trường. Tuy bản thân là học sinh khuyết tật, thiệt thòi, gia đình khó khăn nhưng em luôn có trí tiến thủ trong học tập. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em như: Tạo chỗ ngồi thuận lợi giúp em tiếp thu bài, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp không cần thiết. Nhưng với sự giúp đỡ đó vẫn không làm vơi đi khó khăn của em và gia đình hiện tại”.    

Bác Tô Văn Xế, ông ngoại em Lan buồn rầu cho biết: “ Giá như chúng tôi có thể cho cháu Lan được sáng mắt thì vợ chồng già này có thể hiến tặng cháu. Nhìn cháu ngày ngày lần sờ mò mẫn chúng tôi xót lòng lắm”.
Là gia đình thuần nông, nhưng gia đình chị Chiều chỉ có 3 sào ruộng khoán. Với số ruộng đó không đủ cho 5 miệng ăn. Từ ngày Lan đổ bệnh đến nay, vợ chồng chị Chiều đã bỏ hẳn công việc đi làm thuê xa nhà. Nguồn thu nhập chính của gia đình trông vào hàng gia công mà vợ chồng anh nhận làm. Hôm nào làm được nhiều cũng chỉ được 20-30 nghìn đồng. Hôm nào cháu Lan trở bệnh thì cả gia đình lại không có gì để ăn, có đợt cháu Lan phải nằm viện hàng tháng. Do suy nghĩ và lao động quá sức nên mấy năm nay hai vợ chồng bị lao lực, gai cột sống và thường xuyên đi bệnh viện.
Vừa nhanh tay gấp tờ tiền làm thêm, chị Chiều nói giọng buồn bã: “Nếu như gia đình có tiền thì đã cho Lan lên Hà nội làm phẫu thuật rồi, nhưng gia đình túng quẫn quá, bao nhiêu tiền làm được đều tập trung chữa cho cháu và mua thuốc cầm hàng ngày. Hơn 5 tháng nay, hai mắt của cháu thường xuyên bị ngứa mẩm đỏ, đau nhức và chảy nước. Nếu không đi chữa kịp thời thì nguy cơ bị mù hẳn hai mắt sẽ xảy ra. Thương con như thắt từng khúc ruột, nhưng gia đình chẳng biết lấy tiền đâu ra bây giờ để làm phẫu thuật”. 
Nghe những lời tâm sự của người phụ nữ đen đúa nghèo khổ và bất hạnh ấy khiến cho những ai ở đó cũng xót lòng. Gần 10 năm qua, chưa một lần trong ngôi nhà nhỏ của đôi vợ chồng nghèo có được niềm vui con trẻ và nụ cười hạnh phúc. Tưởng chừng nụ cười ấy thật giản đơn nhưng mỗi khi nhìn thấy hai mắt trắng đục, lần sờ của con thì sự đớn đau, khổ hạnh và xót thương ấy lại trào dâng bằng những giọt nước mắt quặn lòng.
“Nếu không có tiền làm phẫu thuật thì hai mắt của Lan sẽ bị mù vĩnh viễn bất cứ lúc nào”. Câu nói trong nước mắt của chị Chiều luôn ám ảnh mãi chúng tôi.

Mọi sự giúp đỡ em Lan xin gửi về: Anh Vũ Đức Ngần, xóm 2, thôn Trúc Hiệp, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng. Số điện thoại: 0985543663.
Đức Tùy
Đông Xuyên – Ninh Giang – Hải Dương
Theo: PGVN

Bình luận

lượt bình luận

Bạn chấm mấy "sao" cho bài viết này?

  • Total Score 0%
User rating: 90.00% ( 1
votes )