"mã số độc hại" dưới đáy chai

yooleegirl

Trưởng nhóm HĐH Sài Gòn
Nếu chịu khó xem kỹ dưới đáy chai, ta có thể thấy rõ ràng các con số bên trong những hình tam giác.

view.jpg

Trong một số gia đình và các cửa hàng thực phẩm, chúng ta thường thấy chai, hộp nhựa được sử dụng lại để đựng nước, dầu ăn, dấm... Nhiều người cho rằng, các chai, hộp nhựa này sau khi đã được súc rửa sạch thì an toàn mà không biết rằng độc tính vẫn có thể phát tác trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, nếu chịu khó xem kỹ dưới đáy chai, ta có thể thấy rõ ràng các con số bên trong những hình tam giác, ví dụ như bình nước uống của học sinh hay có số 7, chai nước tinh khiết, chai sữa hoặc nước ép trái cây thường có số 1, còn các chai dầu ăn, các lọ mỹ phẩm hay có số 2, hoặc số 5 bên dưới đáy các hộp mỳ ăn liền bằng nhựa... Biết được "thông điệp" của những con số này, chúng ta có thể tránh được các nguy cơ.

Số 1: Thay thế cho PET - nhựa polyethylene terephthalate. Các chai nhựa đựng đồ uống khi tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, chế phẩm nhựa này nếu sử dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.
Số 2: HDPE - polyethylene mật độ cao. Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao. Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

view.jpg

Biết được "thông điệp" của mỗi con số dưới đáy chai, chúng ta có thể tránh được các nguy cơ cho sức khỏe (nguồn ảnh: internet)

Số 3: PVC - nhựa PVC. Hình tam giác với số 3 bên trong có thể gặp ở các sản phẩm như áo mưa, vật liệu xây dựng, mảnh nhựa hoặc hộp nhựa. Nhựa PVC giá rẻ, có độ dẻo cao, song chỉ chịu được 81 độ C. Có 2 con đường khiến loại nhựa này trở nên độc hại: quá trình sản xuất chưa tụ hợp hoàn toàn đơn phân tử vinyl clorua, và chất độc có trong bản thân chất làm dẻo. Các chất độc này sẽ hòa tan ra khi gặp nhiệt độ cao và chất béo, nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ gây ung thư.

Số 4: LDPE - polyethylene mật độ thấp. Khả năng chịu nhiệt không cao, nhất là các màng bọc thực phẩm sẽ bị tan chảy nếu nhiệt độ quá 110 độ C, ngấm vào thực phẩm sẽ để lại trong cơ thể người chất dẻo không phân giải được. Bên cạnh đó, chất béo trong thực phẩm cũng sẽ khiến các chất độc hại trong màng bọc hòa tan ra. Vì vậy, khi dùng lò vi sóng, hãy nhớ bóc lớp màng bọc bên ngoài.

Số 5: PP - nhựa PP. Hộp dùng trong lò vi sóng thường sử dụng loại nhựa này do khả năng chịu nhiệt đạt 130 độ C. Khi tái sử dụng, cần thận trọng trong quá trình làm sạch.

Số 6: PS - polystyrene. Thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao, nhưng không được dùng trong lò vi sóng vì khi bị nóng sẽ giải phóng ra các chất hóa học. Bên cạnh đó, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh, vì sẽ phân giải ra chất polystyrene có hại cho cơ thể.

Số 7: PC - nhựa PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng 1 lần... Nếu chai nhựa PC có sử dụng chất BPA, sẽ rất có hại cho cơ thể. Đối với cốc nhựa thông thường, chú ý không đựng nước nóng. Nếu nhận thấy trên bề mặt nhựa có vết, lập tức bỏ ngay vì đó có thể là các ổ vi khuẩn mà mắt thường không thấy.
Gia Vinh(Theo CPD.com)
(Theo An ninh Thủ đô)
 
Top